Gợi ý tìm kiếm

Tìm hiểu về bảo lãnh tín chấp từ A đến Z

Hiện nay, các ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là doanh nghiệp hoặc các cá nhân. Nếu đang gặp vấn đề về tài chính, các doanh nghiệp có thể lựa chọn vay tín chấp ở ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh tín chấp. Vậy bảo lãnh tín chấp là gì? Bảo lãnh và tín chấp có đặc điểm gì khác nhau? Hãy cùng ACB tìm hiểu ngay sau đây. 

Bảo lãnh tín chấp là gì? 

Bảo lãnh tín chấp là gì?

Bảo lãnh tín chấp là gì?

Trước khi tìm hiểu bảo lãnh tín chấp là gì? Bạn cần hiểu rõ bảo lãnh và tín chấp là hai biện pháp nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ cho hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Bảo lãnh là gì?

Theo quy định của pháp luật, bảo lãnh là một biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản riêng và ghi trong hợp đồng có xác nhận của ba bên. 

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng, thì người thứ ba đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên có quyền), sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ).

Tín chấp là gì?

Pháp luật quy định về tín chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Hay nói cách khác, tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của một tổ chức chính trị – xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình không có tài sản để thế chấp, được vay một số tiền tại một tổ chức tín dụng hoặc một ngân hàng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh. 

Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có xác nhận của các bên và ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, cũng như quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.

Bảo lãnh tín chấp là gì?

Bảo lãnh tín chấp là việc người thứ ba cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên trong tín chấp có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Khi vay tín chấp sẽ có 3 chủ thể liên quan, mỗi chủ thể sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau được quy định rõ trong hợp đồng chính.

Khi bảo lãnh tín chấp mỗi bên sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau 

Khi bảo lãnh tín chấp mỗi bên sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau 

Bên bảo đảm bằng tín chấp

Theo quy định của Pháp luật tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên bảo đảm bằng tín chấp có thể là: Hội Nông dân Việt Nam ở các cấp xã, phường, thị trấn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,... 

Đối với vay tín chấp, không phải tổ chức nào cũng có thể là bên bảo đảm, bên bảo đảm bắt buộc phải là các tổ chức có uy tín, có “sức nặng”, có năng lực thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Chủ động phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay, các ngân hàng để hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ người vay.
  • Giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
  • Xác nhận điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn theo yêu cầu của đơn vị cho vay.
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Tổ chức tín dụng

Trong vay tín chấp, các tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp liên tục kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay đã đúng mục đích hay chưa và đôn đốc trả nợ.
  • Phối hợp với các bên trong việc cho vay và thu hồi nợ.
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Ngoài hai chủ thể trên, người vay có quyền lợi lớn nhất là được vay 1 số tiền nhất định mà không phải thế chấp tài sản với mục đích sản xuất kinh doanh để phục vụ và phát triển đời sống của mình. Ngoài ra, cũng có các nghĩa vụ sau:

  • Sử dụng vốn vay  phù hợp với mục đích vay là để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng.
  • Tạo điều kiện và phối hợp với tổ chức tín dụng và bên bảo đảm bằng tín chấp thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay. 
  • Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn 
  • Có quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bảo lãnh tín chấp một phần cùng ngân hàng ACB

Hiểu được nhu cầu vay của các doanh nghiệp, ngân hàng ACB đã dành nhiều ưu đãi bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, có hình thức bảo lãnh tín chấp một phần với nhiều ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác.

Bảo lãnh tín chấp một phần cùng ngân hàng ACB

Bảo lãnh tín chấp một phần cùng ngân hàng ACB

Ưu điểm nổi bật

Khi thực hiện bảo lãnh tín chấp một phần cùng ngân hàng ACB, khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi như: 

  • Thủ tục đơn giản, thời gian phát hành bảo lãnh kịp thời, nhanh chóng
  • Mức ký quỹ thấp: Khách hàng chỉ phải ký quỹ một phần giá trị CKBL, tỷ lệ ký quỹ thấp, cạnh tranh, linh hoạt chỉ từ 0%
  • Biểu phí dịch vụ cạnh tranh, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Xác thực thư bảo lãnh bằng nhiều phương thức như: văn bản, qua ACB online, SWIFT

Thủ tục đơn giản nhanh chóng

Thủ tục đơn giản nhanh chóng

Điều kiện bảo lãnh

Các khách hàng là doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp tư nhân) thỏa mãn các tiêu chí để cấp mức bảo lãnh tín chấp một phần theo quy định của ACB: 

  • Có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
  • Mục đích đề nghị ACB bảo lãnh là hợp pháp.
  • Có năng lực chuyên môn và khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ đề nghị ACB bảo lãnh.
  • Nếu khách hàng là tổ chức nước ngoài thì ngoài các điều kiện trên phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Các hình thức cam kết bảo lãnh ACB áp dụng

  • Bảo lãnh dự thầu, 
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, 
  • Bảo lãnh bảo hành, 
  • Bảo lãnh thanh toán, 
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, 
  • Bảo lãnh vay vốn

Chi phí

Chi phí bảo lãnh được ngân hàng ACB quy định rất rõ theo từng loại bảo lãnh và từng loại tài khoản đảm bảo khác nhau. Với bảo lãnh tín chấp là tối thiểu là 700,000 VND/40 USD, bảo hành/thực hiện hợp đồng từ 2.1 - 3.0%/năm.

Quy trình bảo lãnh

Khách hàng vui lòng liên hệ Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB gần nhất để được tư vấn lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng ACB, bao gồm:

  • Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh.
  • Hồ sơ pháp lý, tài chính kinh doanh.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo.
  • Hợp đồng thương mại.

Sau khi nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh của  khách hàng  gửi đến,  ngân hàng ACB  theo quy trình sau:

  • Bước 1: Thẩm định, xét duyệt hồ sơ

Ngân hàng ACB sẽ tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: tính hợp pháp và khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng.

  • Bước 2: Ký kết hợp đồng bảo lãnh

Sau khi ngân hàng ACB chấp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, các bên sẽ ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh.

Hợp đồng sẽ quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh, các điều khoản vi phạm hợp đồng, các hình thức bảo lãnh, quy định về tài sản bảo đảm,...

  • Bước 3: Phát hành thư bảo lãnh

Nội dung thư bảo lãnh bao gồm các quy định cơ bản trong hợp đồng, bên nhận bảo lãnh cần có các tài liệu để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.

Ngoài ra, thư bảo lãnh còn quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh và được ngân hàng chuyển qua cho đối tác.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bảo lãnh tín chấp. Hiện nay nhu cầu vay tín chấp đang ngày càng tăng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngân hàng ACB, tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, thực hiện các hoạt động và dịch vụ sản xuất kinh doanh. 

>>> Những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ra nước ngoài

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.